Công ty CP Liên Việt Lai Châu: Tận tâm, kiên trì cùng người dân phát triển cây mắc ca trên đất Lai Châu

|

Công ty CP Liên Việt Lai Châu: Tận tâm, kiên trì cùng người dân phát triển cây mắc ca trên đất Lai Châu

Câ;y mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm tại Lai Châ;u bắt đầu từ năm 2011. Sau nhiều năm nghiên cứu, khảo nghiệm các giống thích hợp, đánh giá quy trình chăm sóc, các nhà khoa học đã kết luận mắc ca có đặc tính sinh trưởng rất phù hợp với nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng của Lai Châ;u. Từ đó, diện tích mắc ca ngày càng được mở rộng. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có gần 5.000 ha trồng mắc ca, trong đó hơn 400 ha đã cho thu hoạch quả, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

“Cắm bản” cùng đồng bào trồng mắc ca

Anh Phạm Văn Vinh (thứ 3 từ trái sang) - Tổng GĐ Công ty giới thiệu với Bộ trưởng Bộ NN và PTNT
Lê Minh Hoan về giống mắc ca thích hợp trồng tại Lai Châ;u

 

Để có được những kết quả ban đầu tuyệt vời đó, bên cạnh chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hoá của Tỉnh (lồng ghép với chương trình hỗ trợ của Trung ương), vai trò của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Một trong những đơn vị đã rất nỗ lực và dành nhiều tâ;m huyết và kiên trì cùng nhâ;n dâ;n các dâ;n tộc tỉnh Lai Châ;u phát triển câ;y mắc ca trong suốt 5 năm vừa qua, đó chính là Công ty CP Liên Việt Lai Châ;u - đơn vị thành viên của Tập đoàn Liên Việt.

Có mặt từ những ngày đầu tiên triển khai dự án phát triển câ;y mắc ca của Tập đoàn Liên Việt trên địa bàn tỉnh Lai Châ;u, ông Phạm Văn Vinh - Tổng Giám đốc Công ty CP Liên Việt Lai Châ;u chia sẻ: “Chương trình trồng câ;y mắc ca được chính quyền các cấp của tỉnh Lai Châ;u hết sức ủng hộ hỗ trợ, được nhà khoa học đã khẳng định tính phù hợp, được doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực đầu tư, song bà con các dâ;n tộc ban đầu cũng chưa thực sự tin tưởng và tham gia phát triển câ;y mắc ca”.

Vườn giống mắc ca của Công ty tại xã Lê Lợi huyện Nậm Nhùn. Ảnh: Nhâ;n Dâ;n
 

Ngay từ khi xâ;y dựng dự án, Công ty CP Liên Việt Lai Châ;u cũng đã xâ;y dựng các phương án nhằm liên kết với người dâ;n theo hướng chuỗi giá trị. Theo đó, người dâ;n có thể tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Công ty sẽ đầu tư câ;y giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật chăm sóc và trả công lao động chăm sóc. Chính người dâ;n sau khi góp quyền sử dụng đất sẽ trở thành công nhâ;n làm việc trê;n chính nương đồi của mình. Thành quả khi thu hoạch được chia theo tỷ lệ, ngoài ra sản lượng vượt định mức cũng được chia lại cho người dâ;n. Quy trình này đảm bảo hài hoà các lợi ích của người dâ;n, doanh nghiệp. Thế nhưng, trở ngại lớn nhất đó là trình độ sản xuất của một bộ phận người dâ;n ở khu vực vùng sâ;u, vùng xa vùng đồng bào dâ;n tộc còn hạn chế. Ngoài tâ;m lý an phận đè nặng lên suy nghĩ, lối sống của người dâ;n, họ ngại thay đổi, chỉ muốn làm nương, đủ lương thực cho gia đình là được. Trong khi đó, mắc ca là câ;y lâ;m nghiệp, câ;y dài ngày, việc chăm sóc, đòi hỏi đúng quy trình kỹ thuật, điều này khiến nhiều người dâ;n “nản chí”.

“Để thuyết phục người dâ;n, ngay khi bắt tay triển khai dự án, ngoài việc trực tiếp “triển khai mẫu” ở các bản khu vực vùng cao, vùng xa ở những huyện biên giới, chúng tôi phải "3 cùng” với dâ;n. Các cán bộ, nhâ;n viên triển khai dự án của Công ty phải ăn ở, sinh hoạt tại bản, cùng tham gia các hoạt động cộng đồng. Trong những cơ hội được “gần dâ;n”, chúng tôi luôn cố gắng trao đổi, chia sẻ với đồng bào các dâ;n tộc với mong muốn truyền động lực để họ thay đổi cách nghĩ cách làm, thay đổi cuộc sống. Nhà nước đã làm đường, “kéo” đường dâ;y điện về xã, về bản, thì mỗi gia đình cần có phương tiện xe máy để đi lại, đồ dùng như tivi, điện thoại để cuộc sống tốt đẹp hơn… Muốn vậy bà con thay đổi cách làm nông nghiệp. Chúng tôi luôn ở đâ;y, sẵn sàng cùng làm với bà con” - ông Vinh chia sẻ.

Những tín hiệu khả quan

Bằng chính sự châ;n thành, mộc mạc, giản dị trong cách làm “dâ;n vận”, cùng những chính sách hỗ trợ của Công ty, câ;y mắc ca đã bén rẽ, lên xanh khắp bản vùng cao, ở các xã còn nhiều khó khăn trong những khu vực thuộc phạm vi công ty CP Liên Việt Lai Châ;u đang triển khai dự án. Kết quả, sau 5 năm triển khai, đến nay Công ty đã trồng được khoảng 2.000 ha mắc ca trên địa bàn tỉnh Lai Châ;u.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng, bên trái)
thăm vườn ươm câ;y giống v
à đánh giá cao chất lượng câ;y giống của Công ty
 

Trong chuyến về thăm bản Lao Chen, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châ;u, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã tận mắt chứng kiến và cảm nhận được màu tươi xanh tươi tốt của câ;y mắc ca đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển nơi đâ;y. Anh Lò Văn Phắn, người đang chăm sóc cho vườn mắc ca cho biết: “Trước đâ;y, cả quả đồi mà đoàn đang thăm bà con để hoang hóa hoặc chỉ trồng được ít sắn để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thu nhập không đáng bao nhiêu. Sau hơn 3 năm trồng mắc ca, câ;y thích nghi và phát triển rất tốt, trung bình cao hơn 3m, nhiều diện tích đã cho quả bói, vụ rồi cũng đã cho thu hoạch hơn 2 tấn quả trên diện tích trồng là 28ha, nếu cứ như thế này thì chỉ một, hai năm tới sẽ đạt gần 2 tấn/ha. Quả thực câ;y mắc ca sẽ là câ;y mang lại thu nhập cao cho người trồng”.

Giống như anh Lò Văn Phắn, nhiều hộ gia đình trồng mắc ca ở xã Lê Lợi trong 3 năm vừa qua, khi chưa đến chu kỳ khai thác song vẫn đảm bảo được cuộc sống với thu nhập từ 4-6 triệu/tháng/người nhờ trở thành công nhâ;n chăm sóc cho Công ty. Họ được làm việc ngay trên mảnh đất quê hương mình, có thu nhập, được tham gia các hoạt động tập thể do Công ty tổ chức, được chăm lo đời sống, nên rất yên tâ;m làm việc và chăm sóc câ;y mắc ca. Chính những thay đổi tích cực trong nếp nghĩ, cách thức, tác phong làm việc, đời sống vật chất tinh thần đã thu hút thêm nhiều hộ trong khu vực dù không có đất để góp nhưng cũng tham gia trở thành công nhâ;n chăm sóc mắc ca. Đâ;y là bước tiền đề quan trọng Công ty mở rộng vùng liên kết và hướng tới xâ;y dựng và phát triển cộng đồng các gia đình trồng và chăm sóc mắc ca trong khu vực.

Theo ông Trần Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châ;u, tỉnh được đánh giá có tiềm năng lớn trong việc phát triển câ;y mắc ca. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 15 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư (13 dự án trồng mắc ca và 2 dự án nhà máy chế biến mắc ca). Riêng Công ty cổ phần Liên Việt Lai Châ;u được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án (4 dự án trồng và 1 dự án nhà máy chế biến mắc ca). Thời gian qua, những kết quả đạt được của Tập đoàn Liên Việt trong triển khai trồng câ;y mắc ca trên địa bàn, khi chỉ trong một thời gian ngắn đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển câ;y mắc ca tại Lai Châ;u rất đáng trâ;n trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng làm việc với Tập đoàn Liên Việt
và Công ty CP Liên Việt Lai Châ;u nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc
đẩy nhanh thực hiện các dự án trồng và chế biến mắc ca của Tập đoàn

 

Với nền tảng những thành quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, cùng sự ủng hộ và đồng hành của lãnh đạo tỉnh, Công ty CP Liên Việt Lai Châ;u sẽ thêm động lực để tiếp tục thực hiện dự án, phấn đấu đến năm 2030 trồng được 35.000 ha. Việc triển khai đúng tiến độ không chỉ mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn góp phần giúp dâ;n bà con các dâ;n tộc trong vùng dự án ngày càng nâ;ng cao đời sống vật chất, tinh thần./.

Trịnh Long


PG Electronics Link Tải Xuống